Giới Thiệu Chùa TÂM THÀNH THERAVADA- Bến Tre  

Posted by Chơn Minh in



Vài Hình Ảnh giới thiệu chùa Tâm Thành
Chơn Minh sưu tập



Hai chị em mua đất làm chùa
Chị Tâm Uyên & Tâm Hạnh


Tâm Hạnh ( Hồ Thị Kim Tiên )

Các thành viên trong giai đoạn đầu thành lập chùa Tâm Thành
Cư sĩ Phùng Thế Lưu


Cư Sĩ Lê Khắc Chiếu ( Chơn Minh )

PV. Báo Tập Văn PGNT














Thí Chủ
cúng dường tạc Tượng Phật bằng gỗ căm xe




ĐẠI LỄ DÂNG Y KATHINA NĂM 2008













CỐC KHÁCH

CỐC CHƯ TĂNG
Chùa đang xây dựng dở dang vì thiếu kinh phí



Phòng khách nơi tiếp đón khách và bạn thơ

                        
Tĩnh Lặng buổi trưa hè một cảnh chùa

Cận Sự Nữ PGNT  

Posted by Chơn Minh in

Nếu Tôi Là Chị
( Viết tặng cư sĩ cận sự nữ Tâm Uyên – Hồ Thị Kim Thoa)
Chơn Minh.
Thức dậy từ tờ mờ sáng để chuẩn bị mọi thứ từ thuốc men, quà tặng đồng bào nghèo và cả phần ăn sáng của anh chị em trong đoàn khám bệnh từ thiện phòng khám Nhân Đạo Linh Quang Q4 đến khám bệnh tại một ngôi chùa thuôc vùng sâu vùng xa thuộc Huyện Châu Thành , Xã Quới Thành , Tỉnh Bến Tre do lời mời gọi hỗ trợ của cư sĩ Tâm Uyên , nguyên thành viên Ban Từ Thiện Báo Giác Ngộ,( Trợ lý phó BBT-báo ).

Pháp danh và con người  

Posted by Chơn Minh in

PHÁP DANH PHẢN ÁNH CON NGƯỜI ??
Mimosa

Giờ giao thừa ngày mùng một tết Canh Dần 2010, tiếng kinh Pali tán tụng Tam Bảo với giọng hải triều âm trầm hùng vọng lên trong không gian u tịch từ ngôi chánh điện chùa Huyền Không theo lối kiến trúc thuần Việt vừa an tịnh, vừa khoáng đảng, tỏa ngát hương thơm của các loại hoa mai, lan, cúc, thược dược, cùng với phong thái trang nghiêm của hai hàng đệ tử đấng Từ Phụ Thế Tôn do Sư Giới Đức dẫn chúng đang đảnh lễ, chúc xuân , chúc đạo, chúc thanh bình cho đất nước và an lạc cho mọi người. Tôi nghe và cảm nhận được giờ giao thừa đã điểm , tất cả đang đón chào một năm mới đang đến với ngàn cây , nội cỏ và với không gian của Huyên Không Sơn Thượng này .


Nét Thơ của Nhà Thơ Tâm Uyên  

Posted by Chơn Minh in


Tôi và Đất

Tâm Uyên
( Viết tối rằm tháng ba năm Canh Dần 2010 )
Bóng trăng lồng giữa bóng mây .
Còn tôi núp dưới bóng cây sân chùa .
Chổi cùn quét lá chẳng khua.
Hai đầu võng nhớ chẳng đưa được tình

Tôi ngồi dưới gốc lặng thinh .
Như không biết nói ,tôi nhìn vào tôi .
Chỉ nhìn thật rõ thế thôi .
Cái thiện , cái ác cùng tôi đồng hành .
Một đời lăn lóc lợi danh .
Một giây bỗng chốc hóa thành khói sương


Còn ai lấp ló thảo đường .
Cùng chư thiên hát điệu buồn khứ lai .
Vẫn làm chuyện quá tầm tay .
Vẫn đem tâm huyết đi xây trường thành .

Đong đi đếm lại còn mình .
Chỉ tôi và đất chung tình cùng nhau .
Với lòng trong sạch dâng trao .
Trái tim rướm máu đem rao bán hoài


Người mua tìm chẳng thấy ai .
Nên viên đá cuội cất hoài ngàn năm .
Chân quê đo đất bằng tầm .
Đo lòng nhân thế bằng năm tháng dài .

Rót thêm nước sẽ ra ngoài .
Tài mà kém phước thì tài làm chi .
Nỗi niềm ai có liễu tri.
Xin cùng chia sẻ đỡ khi tủi lòng


Rồi mai về với cõi không .
Cho vai bớt nặng , cho lòng nhẹ tênh .
Chuyến đi dẫu biết một mình .
Cũng xin đất mãi chung tình cùng ta .
NHÂN QUẢ - LUÂN HỒI

Tìm hiểu pháp Bố Thí  

Posted by Chơn Minh in

Rừng Thiền Viên Không
Đêm Hạnh Đầu Đà.T7/2010

Bài Pháp Thoại
Tìm Hiểu
Pháp Bố Thí
        ( Trích tác phẩm Những Lời Dạy Vàng của Đức Phật )
             Của Bộ Tôn Giáo Chính Phủ MYANMAR
                Do Đại Đức Thiện Minh soạn dịch

 Quốc An Sưu tập
( Pháp thí cúng dường chia sẻ cùng đại chúng )

I. Bố thí là gì ?
Bố thí là việc lấy của cải , tài sản, tài trí của mình để giúp đỡ hay đem cho người khác ( tự điển Myanmar-English trang 215 ).
Cúng dường cũng như nghĩa của bố thí, nhưng đối tượng nhận thí được sự cung kính nhiều hơn vi du : cúng dường chư tăng, cha mẹ. Đức Phật
II. Sự cần thiết của pháp bố thí :
Bố thí là 1 trong 10 phước Ba-la-mật cần thiết hoàn thành đầu
    tiên nhất .
Bố thí là thiện pháp quan trọng hàng đầu cho sự phát triển mọi thiện pháp .
 Bố thí và cúng dường làm cho tâm được an vui, giới đức tăng trưởng, hành thiền dễ dàng chứng đắc các
    tầng thiền .
 Phước thiện bố thí là báu vật riêng của mỗi người không ai chiếm đoạt được , phước lành theo sát ta như
    bóng với hình .Trong sanh tử luân hồi nhờ phước báu này bảo trợ dù tái sinh vào bất kỳ cõi giới nào đều
    cho quả lành an vui , phúc lạc.Tránh được nhiều sự hư hại chết chóc khổ đau .
 Phật dạy cần bố thí đến đối tượng khi thật sự cần thiết vừa đủ , nếu bố thí quá sức mình cuộc sống của
    mình lâm vào thiệt thòi . lo âu . tâm giảm đi an vui thì không nên .
 Bố thí coi như là xây một cây cầu để đi lên cõi trời là một hành trang vô cùng giá trị .

Phong Trào Xuất Gia Gieo Duyên  

Posted by Chơn Minh in

Thấy và Biết qua việc
Xuất gia gieo duyên tập thể tại
Thiền
Viện Phước Sơn .


Người viết và hình ảnh : CHƠN MINH

Từ tinh thần trong tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh PGTG lần thứ V ngày (5-11-2008) tổ chức tại Tp Kobe Nhật Bản “ Giá trị chân lý trong các truyền thống PG là nền tảng tâm linh cần thiết cho con người và việc khích lệ hành trì tâm linh được xem như con đường chuyển hóa nỗi khổ , niềm đau để xây dựng một Niết bàn tại thế “ thì tại Thiền viện Phước sơn –tỉnh Đồng Nai , Thượng Tọa trụ trì sau nhiều suy nghĩ trăn trở về tiền đồ và sự nghiệp của PGNT đã biến những giá trị chân lý trong tuyên bố chung thành hiện thực bằng một buổi lễ kết tập xuất gia gieo duyên tập thể kỷ lục chưa từng có trong quá trình PGNT du nhập và phát triển tại Việt Nam nói chung và tại Thiền Viện Phước Sơn nói riêng từ ngày thành lập năm 1970 đến nay .
Truyền thống xuất gia gieo duyên là nét đặc thù của PGNT mà hoạt động này dần trở nên phù hợp với xu thế của một xã hội công nghiệp hóa và hiện đại hóa ờ nước ta , khi mà mọi người , những chủ thể của một xã hội năng động bị cuốn hút vào cơn lốc xoáy của phát triển , của chủ nghĩa tiêu thụ trong một nền kinh tế thị trường thời mở cửa và của các thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ đời sống vật chất khiến cho mọi người quên hẳn vai trò thật của mình .
Các giá trị tâm linh chỉ còn một chỗ đứng khiêm nhường trong bản thân họ và ít nhiều mang tính thương mại hóa như cuộc trao đổi với thần linh để đươc hưởng thành quả tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Thế nên mọi người dù giầu hay nghèo , dù thành công hay thất bại trong cuộc sống của chính bản thân đều vật vã , trăn trở trong đau khổ chỉ vì do vô minh dẫn dắt mà chìm ngập trong tham ái và sân hận..
Cái vòng luẩn quân này cứ đeo bám chúng sanh từ lúc ý thức được cuộc sống quanh mình đến khi nhắm mắt lìa đời.
Trong dòng chẩy cuộc sống này vẫn còn có một bộ phận còn đủ minh mẫn để nhận ra sự băng hoại của những giá trị đạo đức trong đời thường nên muốn tìm hiểu để có được một đời sống phạm hạnh đơn giản của một tu sĩ dưới lớp áo cà sa và sống với giới luật cho dù chỉ trong một thời gian ngắn thôi nhằm để thoát khỏi những cám dỗ đời thường. Đây là một nhu cầu tự nhiên của con người khi đã luống tuổi hay khi mới lớn mà cảm thấy lạc lõng trong lòng cuộc đời khi chưa có định hướng rõ rệt cho mình phải bươc vào như thế nào ?? để một ngày nào đó chợt nhận ra lý vô thường của cuộc sống không có cái gì là của mình và ngay cả bản thân mình là cái mình trân qúy nhất cũng rất mong manh.
Tu XGGD ngắn ngày thì người xuất gia sẽ cảm nhận được thông điệp từ bi , trí tuệ , vô ngã vị tha của Đức Phật truyền lại qua việc hành trì tâm linh , giữ giới và rải tâm từ đến tất cả chúng sanh không những là mọi người trong cuỗc sống mà còn cả những sinh vật bé nhỏ nữa . Mọi tăng sinh biết qúy sự sống hiện tại khi “ tâm bình , thế giới bình “ và từ những chủng tử bồ đề tâm đó sẽ lan tỏa đến mọi người. Kinh pháp cú có câu : “ Ai sống trăm năm mà ác giới không thiền định , không bằng sống một ngày có giới có thiền định” .
Xuất gia gieo duyên ngoài những ý nghĩa tâm linh trên còn về mặt thực tế xã hội thì trong quá trình tu tập tăng ni sinh trẻ hay trung niên biết tập trung nhiều vào đời sống hiện tại hơn thay vì bị dằn xé bới nhớ nhung, ân hận ở quá khứ và những lo lắng ờ tương lai . Chứng trầm cảm gây ra do áp lực của công việc , của mưu sinh ,những trắc trở trong tình yêu , tình bạn, những căn bệnh v..v.. và rất ít người nhận ra được tại sao mình lại có bộ dạng sầu thảm như hiện nay. Một căn bệnh tuy không gây đau nhưng nó là một sát thủ thầm lặng giết chết mầm sống trong ta theo tổ chức y tế thế giới WHO cho biết bệnh trầm cảm hàng năm cướp đi mạng sống của khoảng 850.000 người . Đây là một căn bệnh được xếp loại hạng nhì thế giới.
Trong XGGD tăng sinh sẽ tập buông bỏ tất cả mọi nhận thức theo định kiến và suy nghĩ sai lầm trong cuộc sống mà tập quay về sống với chính mình vì có tu thì tâm mới được an ổn, định sẽ phát sinh từ đó trí tuệ phát triển . nhân đó mà tạo phước và đức, mà phước lớn nhất trong tu tập là tạo được tình người . Nhờ trong xuất gia gieo duyên thí tình người được phát triển bền vững .
Trong buổi tọa đàm với TT. BỦU CHÁNH , trụ trì thiền viện ngài tỏ rõ quyết tâm tổ chức thành công khóa tu gieo duyên kỷ lục này góp phần phát triển PGNT dù công trình xây dựng cũng khá bề bộn , ngài còn cho biết thêm sở dĩ có được thành tựu này là do nhân dưyên từ bốn lần xuất gia gieo duyên tập thể tại chùa Nam Quang (ở vùng ven phố cổ Hội An. thuộc tỉnh Quảng Nam –Đà Nẵng ) do HT Pháp Cao khởi xướng mà ngài được mời tham dư và ban pháp thoại , cùng với sự trợ giúp của Sư Thiện Minh ở Đà Nẵng và các phật tử thuần thành và nhiệt tâm tại địa phương điển hình như chị Ngô Thị Loan, chị Phạm thị Ngọc Anh nay đã là tu nữ đang tu gieo duyên tại Phước Sơn , chị Loan là thành viên của Hội từ thiện Tỉnh Quảng Nam , Đà Nẵng đã 13 năm qua .
Dưới sự kết hợp vân động các vị thí chủ như gia đình Ông Lê Thanh Hùng & Lê thị Yến Nga (BGĐ công ty Trà Gừng Hùng Phát) phát tâm giúp đỡ về chi phí vận chuyển đi về từ Đà Nẵng vảo TP/HCM , về y áo có gia đình thí chủ Ngô thị thùy Sâm ; Lê văn Dũng ở Mỹ , GĐ Nhân Thủy , GĐ Anh Nguyễn Hiệp Tự Bảo , cô Trần thị Thu ( USA) và sư cô Tịnh Quang .Chị đã đưa được đoàn Phật tử Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam gồm hơn 100 người về Thiền viện Phưốc Sơn cùng kết hợp với một số phật tử tại các tỉnh miền Tây như Tiền Giang , Bạc Liêu , Sóc Trăng và thành phố Hồ Chí Minh nâng tổng số người xuất gia lên thành 150 người trong đó : trẻ em 33 cháu trong độ tuổi (7t đến 16t ), thanh niên trong đó có sinh viên một số trường Đại học đang nghỉ hè , các công nhân làm nghề tự do 47 người ( 18t đến 50t ) , tổng số nữ chiếm 70 người . Với con số 150 tăng ni sinh thật là kỳ lục và xứng đáng là thành tích được ghi nhận trong lịch sử phát triển PGNT tại Phước Sơn nói riêng và cho PGNT Việt Nam nói chung . Ngài còn tâm tình vì cơ sở vẫt chất , tài chánh và dịch vụ phục vụ tại Phước Sơn cón hạn chế, nhưng do quyết tâm hoằng hóa đạo pháp , tạo luồng gió mới thổi vào chu trình tiến hóa của PGNT tại Viêt Nam, thiền viện Phươc Sơn khắc phục mọi khó khăn để hoàn tất công việc phật sự đầy ý nghĩa tâm linh này và ngài tin tưởng nếu thành công thì rất mong rằng mô hình XGGD này được phát động hàng năm và được nhân rộng tại các chùa Nam Tông nói chung chứ không riêng tại Phước Sơn có như vậy thì PGNT Việt Nam mới đáp ứng được nhu cầu tâm linh của mọi người trong xã hội và hòa nhập mình với trào lưu XGGD hiện nay của PGNT vùng Đông Nam Á như Thái Lan hay Miến Điện chẳng hạn.( Vua Thái Lan hiện nay đã từng xuất gia gieo duyên thời người còn trai trẻ ) . Tranh thủ gập gỡ hai phụ huynh của cháu Đắc Khoa (Pd Phườc Trí )ở Tp HCM và cháu Trà Quốc Thịnh học sinh lớp 5 ở Tp Đà Nẵng về dư lễ , hai chị cho biết rất hài lòng khi gửi các cháu đến tu tập và rèn luyện đời sống đạo đức tại Phươc Sơn thông qua khóa tu gieo duyên lần thứ nhất này và các chị mong sao phong trào này tiếp tục hàng năm để mọi người đươc có cơ hội tu tập rèn luyện sống thiện và qua hành thiền sẽ có được nhận thức đúng về cuộc đời theo lời Phật dạy.
Tiếng chuông trong chánh điện vang lên báo hiêu buổi lễ hoàn mãn lúc 12g, mọi người dự cơm trưa và lịch sinh hoạt tu tập cho khóa tu gieo duyên sẽ bắt đầu vận hành với sự hưởng ứng của mọi thành viên.
Tăng ni sinh giao duyên tạm quên đi những trăn trở của cuộc sống để được sống dưới ánh sáng chánh pháp của Đức từ phụ Thế Tôn và có nhiều cơ hội thanh lọc tâm ý mình cho thêm trong sạch hầu trở thành ngưởi hữu ích đóng góp phần mình trong việc xây dựng một xã hội Việt Nam ngày thật tốt hơn .

PGNT Thời Hội Nhập  

Posted by Chơn Minh in

VAI TRÒ CỦA PGNT THỜI HỘI NHẬP
Chơn Minh
PV Báo Tập Văn, Giác Ngộ

I. Đặt vấn đề :

1. Riêng tại Việt Nam chúng ta, một đất nước chấp nhận đa tôn giáo đang tồn tại và phát triển và chỉ
đối với Phật giáo cũng có rất nhiều hệ phái được thiết lập ra bởi các vị chơn tu từ cuối thế kỷ
18 đầu thế kỷ 19 .

2. Thời mở cửa và việc hội nhập vào WTO, ngày càng có nhiều vị sư du học tại Ấn Độ, Miến Điện
hay Thái Lan nếu không nhầm chắc chắn bản thân các vị đó vẫn thấy mình lạc lõng trong lòng hệ phái PGNT rồi thời gian sau các vị sư vẫn là những cánh chim bay về tổ ấm .

3. Một hình ảnh thực tế cho thấy
phật tử đến chùa lác đác , có đông chăng chỉ là vào những dịp lễ dâng y hay bát hội chứ ngày thường thì không nhiều , nên không khí sinh hoạt tôn giáo chưa viên mãn lắm .